Trong quá trình làm việc, khi bắt gặp những từ vựng hay ho thú vị, mình sẽ đi tra nghĩa xem thử nó là gì, sau đó note vào list từ điển cá nhân.
Nhân đây mình cũng muốn share cho mọi người cùng học nhé.
唐突感がある(とうとつかんがある) - Cảm giác đột ngột, thiếu sự chuẩn bị
📌 Khi nào dùng?
Khi một thay đổi, yêu cầu hoặc đề xuất được đưa ra một cách đột ngột, không có sự chuẩn bị trước hoặc không có bất kỳ thông tin nào liên quan trước đó. Điều này có thể gây bất ngờ hoặc khiến người tiếp nhận cảm thấy khó hiểu vì thiếu ngữ cảnh.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 変更内容を確認しましたが、新しいAPIを追加するという話が特に出ておらず、レビューMTGで急に『新規API開発が必要』と言及されていたため、唐突感があります。背景を教えていただけますか?
(Tôi đã kiểm tra nội dung thay đổi nhưng không thấy đề cập đến việc bổ sung API mới, trong buổi họp review lại đột nhiên nói rằng "Cần phát triển API mới", nên tôi cảm thấy hơi đột ngột. Anh có thể giải thích thêm bối cảnh được không?)
若干困惑する(じゃっかんこんわくする) - Hơi bối rối, có chút hoang mang
📌 Khi nào dùng?
Sử dụng khi một nội dung nào đó không rõ ràng hoặc chưa đủ thông tin khiến người nghe cảm thấy không chắc chắn, có chút hoang mang. Điều này có thể xảy ra khi:
-
Tài liệu, spec hoặc flow công việc có điểm khó hiểu.
-
Có sự mâu thuẫn hoặc chưa nhất quán trong nội dung trao đổi.
-
Cách giải thích chưa đủ cụ thể khiến người tiếp nhận không thể hình dung rõ ràng.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 仕様を読んだのですが、画面の動作が設計と異なっている点があり、若干困惑しています。どちらが正しい認識でしょうか?
(Tôi đã đọc spec nhưng thấy có một số điểm khác với thiết kế màn hình, nên tôi hơi bối rối. Vậy đâu mới là cách hiểu đúng?)
温度感(おんどかん) - Mức độ ưu tiên, mức độ quan trọng
📌 Khi nào dùng?
Khi cần xác nhận mức độ quan trọng, mức độ khẩn cấp của một task, feature hoặc vấn đề nào đó. Đây là một từ rất phổ biến trong giao tiếp công việc, đặc biệt là khi sắp xếp lịch trình hoặc phân bổ nguồn lực.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 お客様の温度感を確認してから、スケジュールを決めたいと思います。
(Tôi muốn xác nhận mức độ quan tâm của khách hàng rồi mới chốt lịch trình.)
🔹 このタスクの温度感は高いですか?それとも様子を見ながら進めればよいですか?"
(Task này có mức độ ưu tiên cao không, hay là có thể tiến hành từ từ?)
腹落ちする(はらおちする) - Hoàn toàn hiểu và chấp nhận
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi đã hiểu rõ vấn đề một cách đầy đủ, không còn thắc mắc hay mơ hồ nữa. Nếu ai đó vẫn chưa thấy thuyết phục hoặc còn điều chưa rõ ràng, họ sẽ nói "まだ腹落ちしていない" (chưa thực sự hiểu).
💬 Ví dụ thực tế
🔹 説明を聞いて腹落ちしたので、この方針で進めます。
(Tôi đã hiểu rõ sau khi nghe giải thích, nên tôi sẽ làm theo phương án này.)
🔹 ここのロジックの意図がまだ腹落ちしないので、一度整理させてください。
(Tôi vẫn chưa hiểu rõ ý đồ của logic này, nên tôi muốn sắp xếp lại thông tin trước.)
🔹 この説明ではまだ腹落ちしないので、もう少し具体例をいただけますか?
(Tôi vẫn chưa hiểu rõ phần giải thích này, anh có thể cung cấp thêm ví dụ cụ thể không?)
建て付け(たてつけ) - Cấu trúc tổng thể, framework của hệ thống
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi nói về cách hệ thống hoặc một tính năng được thiết kế, tổ chức. Nếu một thay đổi không phù hợp với thiết kế hiện tại, có thể nói "建て付けが合わない" (cấu trúc không khớp).
💬 Ví dụ thực tế
🔹 このシステムの建て付けを考慮すると、大幅な変更は難しいです。
(Xét về cấu trúc hệ thống này, thì việc thay đổi lớn sẽ khó khăn.)
🔹 今回の機能追加の建て付けについて、一度整理して認識を合わせたいです。
(Tôi muốn tổng hợp lại cấu trúc của tính năng mới này và thống nhất nhận thức.)
すり合わせ(すりあわせ) - Thống nhất, điều chỉnh nhận thức
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần điều chỉnh, thống nhất nhận thức giữa các bên về một vấn đề, chẳng hạn như yêu cầu phát triển, thiết kế hệ thống hoặc lịch trình dự án.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 開発スケジュールについて、一度すり合わせさせてください。
(Tôi muốn thống nhất lại về lịch trình phát triển một lần nữa.)
🔹 要件定義の認識にズレがないか、お客様とすり合わせを行います。
(Tôi sẽ xác nhận lại với khách hàng xem có sự khác biệt nào trong nhận thức về yêu cầu hệ thống không.)
詰める(つめる) - Làm rõ chi tiết, thảo luận kỹ hơn
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần thảo luận kỹ hơn để làm rõ các điểm chưa chắc chắn, đặc biệt trong các cuộc họp về thiết kế hệ thống, coding hoặc xác nhận yêu cầu.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 この仕様の詳細について、もう少し詰める必要があります。
(Cần thảo luận thêm về chi tiết của spec này.)
🔹 この問題の解決策を詰めてから、開発に進みましょう。
(Hãy làm rõ giải pháp/solution cho vấn đề/issue này trước khi bắt đầu phát triển.)
落とし込む(おとしこむ) - Chuyển hóa thành tài liệu cụ thể, triển khai chi tiết
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần chuyển đổi thông tin thảo luận thành tài liệu cụ thể hoặc kế hoạch thực thi, ví dụ như viết spec sau khi họp.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 この内容を設計資料に落とし込みます。
(Tôi sẽ chuyển nội dung này thành tài liệu thiết kế.)
🔹 議論した内容を整理して、ドキュメントに落とし込みましょう。
(Hãy tổng hợp nội dung đã thảo luận và đưa vào tài liệu.)
ひも付ける(ひもづける) - Liên kết, mapping dữ liệu
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi nói về việc liên kết dữ liệu, mapping ID giữa các hệ thống hoặc bảng dữ liệu trong database.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 このユーザーIDを注文データとひも付ける必要があります。
(Cần liên kết ID người dùng với dữ liệu đơn hàng.)
🔹 この新しい項目をどのデータとひも付けるか決めましょう。
(Hãy xác định dữ liệu nào sẽ được liên kết với mục mới này.)
✨ Note: Nếu khách hàng nói "このデータを別の情報とひも付けたい", nghĩa là họ muốn tạo mối quan hệ giữa dữ liệu này với dữ liệu khác.
担保する(たんぽする) - Đảm bảo, duy trì
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần đảm bảo một điều kiện nào đó được đáp ứng, chẳng hạn như đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiệu suất hệ thống hoặc lịch trình phát triển.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 開発スケジュールを担保するために、リソースを増やします。
(Chúng tôi sẽ tăng thêm nhân lực để đảm bảo lịch trình phát triển.)
🔹 この仕様変更によって、セキュリティは担保されますか?
(Với thay đổi spec này, có đảm bảo tính bảo mật không?)
✨ Note: Nếu khách hàng hỏi "品質は担保されますか?", họ muốn biết liệu chất lượng có được ổn áp hay chưa.
(dưới cương vị của team offshore thì mọi sản phẩm tạo thành luôn là tốt nhất cho tới khi bug bị phát hiện :v)
切り分け(きりわけ) - Phân tích nguyên nhân, khoanh vùng lỗi
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần xác định phạm vi lỗi, phân tích nguyên nhân gốc rễ, chẳng hạn như khi debug hoặc điều tra lỗi trong hệ thống.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 問題の原因を切り分けるために、ログを確認します。
(Để phân tích nguyên nhân vấn đề, tôi sẽ kiểm tra log.)
🔹 サーバー側の問題かフロントエンドの問題か、まずは切り分けましょう。
(Hãy xác định xem lỗi nằm ở phía server hay frontend trước.)
✨ Mẹo giao tiếp:
Nếu khách hàng nói "もう少し切り分けが必要ですね", nghĩa là họ muốn khoanh vùng lỗi kỹ hơn trước khi đưa ra kết luận.
乗せる(のせる) - Triển khai, áp dụng vào hệ thống
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần đưa một chức năng, dữ liệu hoặc nội dung vào hệ thống, chẳng hạn như update tính năng hoặc triển khai API.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 この新機能を来週のリリースに乗せます。
(Tính năng mới này sẽ được đưa vào bản release tuần sau.)
🔹 このデータをテスト環境に乗せて、動作確認しましょう。
(Hãy đưa dữ liệu này vào môi trường test và kiểm tra hoạt động.)
✨ Note:
Nếu khách hàng hỏi "この修正は次のリリースに乗りますか?", tức là khách muốn biết liệu bản sửa lỗi có được áp dụng trong đợt release tiếp theo không.
目処が立つ(めどがたつ) - Có triển vọng, có kế hoạch rõ ràng
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi có được một kế hoạch hoặc dự đoán thời gian hoàn thành cho một task hoặc dự án.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 今週中に修正の目処が立つと思います。
(Tôi nghĩ trong tuần này sẽ có kế hoạch cụ thể cho việc sửa lỗi.)
🔹 リリースの目処が立ったら、ご連絡します。
(Sau khi có kế hoạch release rõ ràng, tôi sẽ liên hệ lại.)
✨ Note:
Nếu khách hàng hỏi "このバグの修正する目処は立っていますか?" tức là họ muốn hỏi team đã có kế hoạch hoặc dự kiến thời gian hoàn thành chưa.
TH nà sẽ có 2 hướng trả lời như sau
1️⃣ Trường hợp đã chốt được thời gian fix:
🔹 目処は立っており、◯月◯日までに対応完了する予定です。
(Chúng tôi đã có kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày ◯ tháng ◯.)
🔹 修正スケジュールは確定しており、◯月◯日までに対応可能です。
(Lịch sửa lỗi đã được xác định, chúng tôi có thể xử lý xong trước ngày ◯ tháng ◯.)
2️⃣ Trường hợp chưa chốt được thời gian fix và muốn khách chờ:
🔹 現時点では目処が立っておらず、スケジュールを調整中です。決まり次第ご共有いたします。
(Hiện tại chúng tôi chưa có kế hoạch cụ thể và đang điều chỉnh lịch trình. Chúng tôi sẽ thông báo ngay khi có cập nhật.)
🔹 対応スケジュールについては現在検討中のため、確定次第ご連絡いたします。少々お待ちいただけますでしょうか?
(Chúng tôi vẫn đang xem xét lịch trình xử lý, sẽ thông báo ngay khi có quyết định. Anh/chị có thể vui lòng chờ thêm một chút được không?)
突き合わせる(つきあわせる) - Đối chiếu, so sánh dữ liệu
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần so sánh hai tập dữ liệu để kiểm tra sự khác biệt hoặc tính chính xác, ví dụ khi kiểm tra bảng database hoặc log hệ thống.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 実データとテストデータを突き合わせて、差分を確認します。
(Tôi sẽ đối chiếu dữ liệu thực tế với dữ liệu test để kiểm tra sự khác biệt.)
🔹 仕様書と実装を突き合わせて、認識のズレがないか確認しましょう。
(Hãy đối chiếu tài liệu spec với code để kiểm tra xem có sai lệch không.)
吸収する(きゅうしゅうする) - Hấp thụ, xử lý thay đổi
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần điều chỉnh hệ thống để phù hợp với thay đổi mới mà không gây ảnh hưởng lớn.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 この仕様変更は、システム側で吸収できます。
(Sự thay đổi này có thể được hệ thống xử lý mà không cần chỉnh sửa lớn.)
🔹 既存のロジックで吸収できるかどうか、検討します。
(Chúng tôi sẽ xem xét liệu có thể xử lý thay đổi này bằng logic hiện tại hay không.)
✨ Note
Nếu khách hàng hỏi "この変更は吸収可能ですか?", nghĩa là họ muốn biết liệu hệ thống có thể xử lý thay đổi này mà không cần chỉnh sửa lớn không.
1️⃣ Trường hợp có thể tiếp nhận thay đổi mà không cần chỉnh sửa lớn:
🔹 はい、この変更は既存の仕組みで対応可能ですので、特に大きな修正は不要です。
(Vâng, thay đổi này có thể xử lý bằng cơ chế hiện tại, nên không cần chỉnh sửa lớn.)
🔹 現在のシステムで吸収可能ですので、影響は軽微です。そのまま対応できます。
(Hệ thống hiện tại có thể tiếp nhận thay đổi này, nên cảnh hưởng không đáng kể. Chúng tôi có thể xử lý ngay.)
2️⃣ Trường hợp không thể tiếp nhận ngay và cần xem xét thêm:
🔹 この変更を反映するには、システムの改修が必要となるため、対応可否を含めて影響を精査する必要があります。一度調査した上で、スケジュールを含めた対応方針をご連絡いたします。
(Để áp dụng thay đổi này, chúng tôi cần chỉnh sửa lại hệ thống, nên chúng tôi cần kiểm tra kỹ lưỡng impact range/phạm vi ảnh hưởng, bao gồm cả việc có thể đối ứng hay không. Sau khi điều tra, chúng tôi sẽ thông báo lại về phương án xử lý, bao gồm cả schedule đối ứng.)
🔹 現状の仕組みでは吸収が難しいため、対応が必要な場合は改修が発生いたします。影響範囲を確認の上、工数を見積もり、スケジュールと併せて改めてご連絡いたします。
(Cơ chế hiện tại khó có thể tiếp nhận thay đổi này, nên nếu cần đối ứng thì sẽ phát sinh chỉnh sửa. Chúng tôi sẽ kiểm tra phạm vi ảnh hưởng, estimate effort cần thiết và thông báo lại cùng với schedule.)
=============================================================
1️⃣ 障害(しょうがい)- Sự cố hệ thống (System failure, Incident)
📌 Đặc điểm:
-
Thường chỉ các sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
-
Có thể xảy ra do lỗi phần cứng, lỗi phần mềm, hoặc môi trường vận hành.
-
Dùng trong bối cảnh liên quan đến hệ thống, server, mạng.
💬 Ví dụ:
🔹 サーバー障害が発生し、サービスが停止しています。
(Đã xảy ra sự cố server, dịch vụ đang bị gián đoạn.)
🔹 ネットワーク障害のため、アクセスができません。
(Không thể truy cập hệ thống do sự cố mạng.)
🔹 障害発生時の対応フローを整備しましょう。
(Hãy chuẩn bị quy trình xử lý khi xảy ra sự cố hệ thống.)
🚨 Khi nào dùng?
-
Khi hệ thống hoặc dịch vụ bị gián đoạn nghiêm trọng.
-
Khi muốn nói về sự cố liên quan đến server, mạng, hệ thống lớn.
2️⃣ 不具合(ふぐあい)- Lỗi bất thường (Malfunction, Issue)
📌 Đặc điểm:
-
Chỉ các lỗi hoặc hành vi không mong muốn trong phần mềm hoặc hệ thống.
-
Không nhất thiết là nghiêm trọng, có thể chỉ là bất thường nhỏ.
-
Có thể liên quan đến cả phần mềm lẫn phần cứng.
💬 Ví dụ:
🔹 アプリのアップデート後、一部の機能に不具合が発生しています。
(Sau khi cập nhật app, một số chức năng gặp lỗi bất thường.)
🔹 一部のユーザーから画面表示の不具合が報告されています。
(Một số user báo cáo lỗi hiển thị trên màn hình.)
🔹 不具合の原因を調査し、修正パッチを適用しました。
(Chúng tôi đã điều tra nguyên nhân lỗi và áp dụng bản vá sửa lỗi.)
🚨 Khi nào dùng?
-
Khi một chức năng hoạt động không đúng hoặc có vấn đề nhỏ.
-
Khi lỗi không quá nghiêm trọng đến mức làm sập hệ thống.
3️⃣ バグ(Bug)- Lỗi lập trình (Coding bug, Defect)
📌 Đặc điểm:
-
Chủ yếu dùng để chỉ lỗi trong code, lỗi lập trình.
-
Thường xuất hiện trong quá trình phát triển phần mềm.
-
Là một loại 不具合(ふぐあい), nhưng có nguồn gốc từ coding.
💬 Ví dụ:
🔹 コードにバグがあり、正常に動作しません。
(Có bug trong code nên chương trình không hoạt động đúng.)
🔹 バグ修正のため、新しいバージョンをリリースしました。
(Đã phát hành/release phiên bản mới để sửa bug.)
🔹 テスト中に致命的なバグが見つかりました。
(Trong quá trình test, đã phát hiện ra một bug nghiêm trọng.)
🚨 Khi nào dùng?
-
Khi nói về lỗi xuất phát từ lập trình.
-
Khi nói về lỗi cần sửa trong code của ứng dụng, phần mềm.
🔍 So sánh tổng thể
Từ vựng |
Ý nghĩa |
Mức độ nghiêm trọng |
Phạm vi sử dụng |
---|---|---|---|
障害 |
Sự cố hệ thống |
🔴🔴🔴 (Cao) |
Hệ thống, server, mạng |
不具合 |
Lỗi bất thường |
🟡🟡🔴 (Trung bình) |
Phần mềm, phần cứng |
バグ |
Lỗi lập trình |
🟡🔴🔴 (Trung bình - thấp) |
Code, chương trình |
📌 So sánh tổng thể
✅ Nếu hệ thống sập toàn bộ, server không hoạt động → 障害
✅ Nếu phần mềm hiển thị sai, lỗi nhưng không ảnh hưởng lớn → 不具合
✅ Nếu code có lỗi khiến chương trình chạy sai → バグ
4️⃣ 網羅(もうら)- Bao quát, cover toàn bộ
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần đảm bảo tất cả trường hợp hoặc yêu cầu đều được xem xét.
💬 Ví dụ thực tế:
🔹 テストケースがすべてのシナリオを網羅しているか確認してください。
(Hãy kiểm tra xem test case có bao quát tất cả scenario không.)
🔹 仕様書には必要な情報が網羅されていますか?
(Spec document có bao gồm đầy đủ thông tin cần thiết không?)
🔹 セキュリティ対策として、考えられるリスクを網羅する必要があります。
(Để đảm bảo bảo mật, cần bao quát tất cả các rủi ro có thể xảy ra.)
🔹 網羅的にテストしないと、予期しないバグが発生する可能性があります。
(Nếu không kiểm thử/test toàn diện, có thể xuất hiện bug ngoài dự kiến.)
🔹 すべてのユーザーケースを網羅するのは難しいですが、できる限り対応します。
(Khó có thể bao quát toàn bộ user case, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.)
5️⃣ 巻き取る(まきとる)- Tiếp nhận, take over (công việc, task, phần xử lý)
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi nhận lại phần công việc từ team khác hoặc tiếp quản một nhiệm vụ.
💬 Ví dụ thực tế:
🔹 このタスクは別のチームが担当していましたが、こちらで巻き取ることになりました。
(Task này trước đây do team khác làm, nhưng bên tôi sẽ tiếp nhận lại.)
🔹 開発スケジュールが遅れているため、一部の作業を巻き取って進めます。
(Vì lịch trình phát triển đang bị chậm, tôi sẽ tiếp nhận một phần công việc để đẩy nhanh tiến độ.)
🔹 クライアント対応を巻き取ってもらえると助かります。
(Nếu bạn có thể tiếp nhận việc hỗ trợ khách hàng giúp tôi thì tốt quá.)
🔹 この機能は本来Aチームの担当ですが、スケジュールの都合上Bチームが巻き取る形になりました。
(Tính năng này vốn do team A phụ trách, nhưng do vấn đề về schedule nên team B sẽ tiếp quản.)
🔹 巻き取る範囲を明確にしないと、責任が曖昧になります。
(Nếu không làm rõ phạm vi công việc tiếp nhận, trách nhiệm sẽ không rõ ràng.)
=============================================================
1️⃣ 洗い出す(あらいだす)- Liệt kê, làm rõ
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần xác định và liệt kê các yếu tố liên quan, chẳng hạn như rủi ro, yêu cầu cần thiết, hoặc các vấn đề tiềm ẩn trong dự án.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 影響範囲を洗い出してから、修正方針を決めましょう。
(Sau khi liệt kê phạm vi ảnh hưởng, chúng ta hãy quyết định hướng sửa đổi.)
🔹 今回の仕様変更に伴い、追加で洗い出すべき項目がないか確認してください。
(Với thay đổi spec lần này, hãy kiểm tra xem có hạng mục nào cần liệt kê thêm không.)
✨ Note:
Khi khách hàng yêu cầu "課題を洗い出してください", nghĩa là họ muốn team tổng hợp lại toàn bộ các vấn đề có thể xảy ra.
2️⃣ 整合を取る(せいごうをとる)- Đảm bảo tính nhất quán
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần kiểm tra và đảm bảo sự đồng nhất giữa các tài liệu, thông số kỹ thuật, hoặc dữ liệu giữa các hệ thống.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 仕様書とデータベースの設定値の整合を取る必要があります。
(Cần đảm bảo sự nhất quán giữa tài liệu spec và giá trị cấu hình trong database.)
🔹 設計と実装の間で整合が取れているか確認してください。
(Hãy kiểm tra xem thiết kế và implement có nhất quán với nhau không.)
3️⃣ 逆算する(ぎゃくさんする)- Tính ngược từ deadline
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi lập kế hoạch công việc bằng cách bắt đầu từ deadline rồi tính toán ngược lại các bước cần thực hiện.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 納期から逆算すると、来週までに設計を完了させる必要があります。
(Tính ngược từ deadline thì cần hoàn thành thiết kế trong tuần tới.)
🔹 逆算してスケジュールを組み直しますので、少々お待ちください。
(Tôi sẽ tính ngược để điều chỉnh lại schedule, anh chờ một chút nhé.).
4️⃣ 棚卸し(たなおろし)- Kiểm kê, rà soát
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần kiểm tra và tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu, tài liệu, hoặc backlog để đánh giá hiện trạng.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 過去の仕様変更を一度棚卸しして、影響範囲を明確にしましょう。
(Hãy rà soát lại các thay đổi spec trước đây để làm rõ phạm vi ảnh hưởng.)
🔹 現在の課題を棚卸しした上で、優先順位をつけたいと思います。
(Sau khi kiểm kê lại các vấn đề hiện tại, tôi muốn thiết lập mức độ ưu tiên ứng với từng cái.)
5️⃣ 握る(にぎる)- Nắm rõ, thống nhất
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần thống nhất thông tin hoặc đạt được sự đồng thuận về một vấn đề nào đó trong team hoặc với khách hàng.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 仕様の変更点を事前にお客様と握っておく必要があります。
(Cần thống nhất trước với khách hàng về các điểm thay đổi trong spec.)
🔹 スケジュールの最終調整をPMと握ってから、ご連絡します。
(Sau khi thống nhất điều chỉnh cuối cùng về schedule với PM, tôi sẽ liên hệ lại.)
=============================================================
2️⃣ 巻き取る(まきとる) – Tiếp nhận và xử lý công việc
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi nhận lại một phần công việc từ người khác để đảm nhận hoặc hỗ trợ.
💬 Ví dụ
🔹 今回のタスクは私が巻き取りますので、ご安心ください。
(Tôi sẽ tiếp nhận công việc này, nên bạn cứ yên tâm.)
🔹 仕様変更が発生したので、追加の対応を巻き取る必要があります。
(Vì có thay đổi yêu cầu, chúng ta cần tiếp nhận và xử lý thêm phần này.)
✨ Mẹo giao tiếp: Nếu sếp nói "この作業、巻き取れますか?", nghĩa là họ đang hỏi liệu bạn có thể tiếp nhận công việc đó không.
1️⃣ 引き継ぐ(ひきつぐ) – Bàn giao công việc hoặc thông tin
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần chuyển giao công việc, dữ liệu hoặc trách nhiệm từ người này sang người khác.
💬 Ví dụ
🔹 プロジェクトの進捗をしっかり引き継いでから、次の担当者に渡しましょう。
(Hãy bàn giao đầy đủ tiến độ dự án trước khi chuyển cho người tiếp theo.)
🔹 退職する前に、業務をチームに引き継ぐ必要があります。
(Trước khi nghỉ việc, cần bàn giao công việc lại cho team.)
✨ Mẹo giao tiếp: Nếu khách hàng nói "引き継ぎが不十分でした", nghĩa là việc bàn giao không đầy đủ, có thể gây ra vấn đề trong công việc.
1️⃣ 挟む(はさむ) – Xen vào hoặc thông qua một bước trung gian
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi có một bước trung gian hoặc một yếu tố nào đó nằm giữa hai quá trình, ví dụ như thông qua một hệ thống trung gian hoặc một bộ phận khác.
💬 Ví dụ thực tế
🔹 API通信では、認証プロセスを挟む必要があります。
(Trong giao tiếp API, cần có bước xác thực trung gian.)
🔹 この案件は、一度マネージャーを挟んでからクライアントに確認してもらいましょう。
(Dự án này hãy thông qua PM/quản lý trước rồi mới xác nhận với khách hàng.)
🔹 データ移行の際、変換プロセスを挟むことでフォーマットの違いを解決できます。
(Khi migrate data/ chuyển đổi dữ liệu, có thể giải quyết khác biệt về định dạng bằng cách thêm bước chuyển đổi trung gian.)
✨ Note:
Nếu khách hàng nói "このプロセスの間に何か挟んでいますか?", nghĩa là họ đang hỏi xem có bất kỳ bước trung gian nào giữa các quy trình hay không.
2️⃣ 兼ねる(かねる) – Kết hợp hai vai trò hoặc chức năng
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi một thứ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng hoặc một người đảm nhận nhiều vai trò.
💬 Ví dụ
🔹 このアプリは、タスク管理とスケジュール管理の機能を兼ねています。
(Ứng dụng này kết hợp cả chức năng quản lý công việc và lịch trình.)
🔹 会議室は、打ち合わせスペースと休憩スペースを兼ねています。
(Phòng họp vừa là nơi họp vừa là không gian nghỉ ngơi.)
🔹 私はエンジニアとプロジェクトマネージャーを兼ねています。
(Tôi đảm nhiệm cả vai trò kỹ sư và quản lý dự án.)
🔹 セキュリティ対策を兼ねて、二段階認証を導入しましょう。
(Để đảm bảo mặt security/bảo mật, hãy triển khai xác thực hai yếu tố.)
3️⃣ 落ちる(おちる) – Hệ thống bị lỗi hoặc sập
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi server hoặc ứng dụng bị dừng hoạt động hoặc gặp lỗi nghiêm trọng.
💬 Ví dụ
🔹 サーバーが落ちてしまったので、すぐに対応が必要です。
(Server đã bị sập, cần xử lý ngay lập tức.)
🔹 昨日の夜、ネットワークのトラブルでシステムが落ちました。
(Tối qua, hệ thống bị sập do sự cố mạng.)
4️⃣ 持ち帰る(もちかえる) – Đem vấn đề về trao đổi nội bộ trước khi phản hồi
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi không thể quyết định ngay và cần thời gian để xác nhận lại với team hoặc cấp trên.
💬 Ví dụ
🔹 一旦、この件は社内で持ち帰って検討させていただきます。
(Tôi sẽ đem vấn đề này về trao đổi nội bộ trước rồi phản hồi sau.)
🔹 すぐに回答できないため、持ち帰って確認します。
(Vì không thể trả lời ngay, tôi sẽ đem về xác nhận lại.)
✨ Note:
Nếu khách hàng nói "社内で持ち帰って相談します", nghĩa là họ cần trao đổi nội bộ trước khi đưa ra quyết định.
5️⃣ 跳ねる(はねる) – Bị hệ thống từ chối hoặc bị lỗi validation
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi nhập dữ liệu bị từ chối do không hợp lệ hoặc request bị hệ thống chặn.
💬 Ví dụ
🔹 入力データにエラーがあると、処理が跳ねられてしまいます。
(Nếu dữ liệu đầu vào có lỗi, quá trình xử lý sẽ bị từ chối.)
🔹 フィルタリング機能によって、不正なリクエストは跳ねられます。
(Nhờ chức năng lọc, các request không hợp lệ sẽ bị loại bỏ.)
🔹 システムのバージョンが古すぎると、アップデートの対象から跳ねられる可能性があります。
(Nếu phiên bản hệ thống quá cũ, có thể sẽ bị loại khỏi danh sách cập nhật.)
🔹 送信されたメールがスパム判定されて、サーバーに跳ねられたようです。
(Có vẻ email đã bị đánh giá là spam và bị server từ chối.)
=============================================================
1️⃣ 切り戻し(きりもどし)– Rollback, khôi phục trạng thái trước đó
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi có sự cố xảy ra sau khi deploy/triển khai và cần quay trở lại phiên bản trước đó để khắc phục vấn đề.
💬 Ví dụ thực tế:
🔹 新しいバージョンで重大なバグが発生したため、システムを前の状態に切り戻しました。
(Vì version mới gặp lỗi nghiêm trọng, hệ thống đã được khôi phục lại trạng thái trước đó.)
🔹 アップデート後に不具合が多発したため、一旦切り戻しを行いました。
(Sau khi update đã phát sinh quá nhiều lỗi xảy ra nên đã thực hiện rollback.)
🔹 本番環境で予期しないエラーが発生した場合、速やかに切り戻せるように準備しておく必要があります。
(Cần chuẩn bị sẵn sàng để có thể rollback ngay khi phát sinh lỗi ngoài dự kiến trên môi trường production.)
2️⃣ デグレード(Degrade)– Thoái hóa, xuống cấp (Degradation)
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi một chức năng hoặc hiệu suất của hệ thống bị suy giảm sau khi cập nhật hoặc thay đổi.
💬 Ví dụ thực tế:
🔹 最近のアップデート後、一部の機能がデグレードしてしまいました。
(Sau bản update gần đây, một số tính năng đã bị suy giảm hiệu suất.)
🔹 サーバーの負荷が高くなり、レスポンス速度がデグレードしています。
(Do tải trên server tăng cao, tốc độ response/phản hồi đang bị giảm sút.)
🔹 デグレードを防ぐために、リリース前にしっかりとテストを行う必要があります。
(Để tránh suy giảm hiệu suất, cần test kỹ lưỡng trước khi release.)
3️⃣ 差し戻し(さしもどし)– Yêu cầu chỉnh sửa, gửi trả để sửa
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi một task, request hoặc pull request không đạt yêu cầu và cần chỉnh sửa lại.
💬 Ví dụ thực tế:
🔹 この仕様変更は要件を満たしていないため、差し戻ししました。
(Thay đổi này chưa đáp ứng yêu cầu, nên tôi đã gửi lại để sửa.)
🔹 コードレビューの結果、いくつかの問題が見つかったので差し戻しました。
(Sau khi review code, phát hiện một số vấn đề nên đã gửi trả lại để chỉnh sửa.)
🔹 修正内容を再確認し、必要があれば差し戻してください。
(Hãy kiểm tra lại phần chỉnh sửa và gửi lại nếu cần thiết.)
📝 Note
👨💻 Quy trình Git khi code bị yêu cầu chỉnh sửa (差し戻し):
1️⃣ Dev push code lên Git
-
Dev viết code và commit vào local repository.
-
Chạy lệnh:
git push origin feature-branch
-
Tạo Pull Request (PR) để gửi code lên review.
2️⃣ Leader review code
-
Leader kiểm tra code, nếu OK thì merge vào branch chính.
-
Nếu có vấn đề, Leader sẽ comment vào PR và đánh dấu "Request changes" (yêu cầu chỉnh sửa).
3️⃣ Dev xử lý khi bị "差し戻し" (Request changes)
Khi PR bị yêu cầu chỉnh sửa, Dev cần:
✔️ Checkout lại branch làm việc:
git checkout feature-branch
✔️ Chỉnh sửa code theo feedback.
✔️ Thêm commit mới để cập nhật chỉnh sửa:
git add . git commit -m "Fix review feedback"
✔️ Push lại lên Git:
git push origin feature-branch
(Nếu đã push trước đó và cần chỉnh sửa commit, có thể dùng git commit --amend
hoặc git rebase
nếu cần)
4️⃣ Leader review lại & merge
-
Sau khi dev cập nhật, leader kiểm tra lại.
-
Nếu đạt yêu cầu, leader sẽ approve & merge PR.
-
Nếu vẫn chưa đạt, tiếp tục chu trình "差し戻し" đến khi OK.
4️⃣ 巻き戻し(まきもどし)– Rewind, quay trở lại trạng thái trước đó
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần đưa hệ thống, dữ liệu hoặc trạng thái về tình huống trước đó do lỗi hoặc yêu cầu điều chỉnh.
💬 Ví dụ thực tế:
🔹 誤ったデータが入力されたため、データベースを巻き戻しました。
(Vì dữ liệu bị nhập sai, nên đã khôi phục lại database về trạng thái trước đó.)
🔹 作業ミスが発覚したので、変更を巻き戻して再度やり直します。
(Do phát hiện lỗi thao tác, nên sẽ hoàn tác thay đổi và làm lại.)
🔹 アップデート後にパフォーマンスが悪化したため、前のバージョンに巻き戻すことを検討しています。
(Sau khi cập nhật, hiệu suất bị giảm nên đang xem xét quay trở lại phiên bản trước đó.)
5️⃣ 回避策(かいひさく)– Biện pháp tránh lỗi, Workaround
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi có lỗi hoặc vấn đề nhưng chưa thể fix ngay, nên cần tìm cách xử lý tạm thời để tránh ảnh hưởng.
💬 Ví dụ thực tế:
🔹 このバグの修正には時間がかかるため、一時的な回避策を考えましょう。
(Việc sửa lỗi này sẽ mất thời gian, nên hãy tìm biện pháp tạm thời trước.)
🔹 現時点では根本的な解決はできないが、回避策として手動対応を行っています。
(Hiện tại chưa thể xử lý triệt để, nên tạm thời áp dụng cách thủ công để tránh lỗi.)
🔹 すぐに修正できない場合でも、回避策を提示することが重要です。
(Ngay cả khi chưa thể sửa ngay, việc đưa ra giải pháp tạm thời cũng rất quan trọng.)
📝 Note:
👨💼 Trường hợp khách hàng yêu cầu "回避策を検討してください" (Hãy xem xét biện pháp tránh lỗi):
➡️ Checklist cần thực hiện
✔️ Điều tra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
✔️ Đánh giá mức độ ảnh hưởng và mức độ khẩn cấp.
✔️ Đưa ra phương án xử lý tạm thời để giảm thiểu tác động (ví dụ: manual operation, feature toggle, rollback…).
✔️ Xác nhận với khách hàng xem biện pháp này có thể chấp nhận được không.
✔️ Nếu cần, lập kế hoạch fix triệt để sau đó.
👨💼 Trường hợp khách hàng hỏi "回避策はありますか?" (Có biện pháp tránh lỗi nào không?):
➡️ Lúc đó cần phải đối ứng như sau
✔️ Nếu đã có workaround → Giải thích cách thực hiện + mức độ hiệu quả.
✔️ Nếu chưa có → Xác nhận phạm vi ảnh hưởng + đề xuất cách tạm thời để giảm thiểu tác động.
✔️ Nếu workaround phức tạp → Hỏi ý kiến khách hàng xem có thể chấp nhận phương án tạm thời này không.
🔹 Ví dụ phản hồi:
「現在、システムの改修には時間がかかるため、一時的な回避策として○○を実施することで対応可能です。」
(Hiện tại, việc sửa hệ thống sẽ mất thời gian, nên chúng tôi có thể xử lý tạm thời bằng cách ○○.)
「根本的な解決には至りませんが、一時的に△△することで影響を抑えることができます。」
(Phương án này không giải quyết triệt để, nhưng có thể giảm thiểu ảnh hưởng bằng cách △△.)
=============================================================
1️⃣ 照合(しょうごう)- Đối chiếu, so khớp
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi kiểm tra, so sánh dữ liệu giữa hai nguồn khác nhau để đảm bảo tính nhất quán.
💬 Ví dụ
🔹 データベースの情報と入力されたデータを照合して、正確性を確認します。
(Chúng tôi sẽ đối chiếu thông tin trong database với dữ liệu nhập vào để xác nhận tính chính xác.)
🔹 顧客リストと注文データを照合した結果、一部の情報に不一致が見つかりました。
(Sau khi so khớp danh sách khách hàng với dữ liệu đơn hàng, chúng tôi phát hiện một số thông tin không khớp.)
🔹 システムのログを照合して、エラーの原因を特定します。
(Chúng tôi sẽ so sánh log hệ thống để xác định nguyên nhân lỗi.)
2️⃣ 切り分け(きりわけ)- Phân tích nguyên nhân, khoanh vùng lỗi
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cần xác định lỗi nằm ở đâu (FE, BE, DB, môi trường…).
💬 Ví dụ
🔹 現在発生しているシステム障害について、まずは原因の切り分けを行います。
(Về sự cố hệ thống đang xảy ra, trước tiên chúng tôi sẽ phân tích nguyên nhân.)
🔹 ネットワークの遅延が発生した場合、回線の問題か、アプリ側の問題かを切り分ける必要があります。
(Khi có độ trễ mạng, cần khoanh vùng xem là do đường truyền hay do phía ứng dụng.)
🔹 切り分けの結果、バグはバックエンドではなくフロントエンドにあることが分かりました。
(Sau khi phân tích, chúng tôi xác định lỗi không nằm ở backend mà nằm ở frontend.)
🔹 クライアントからの報告をもとに、ログを確認しながら問題を切り分けます。
(Dựa vào báo cáo từ khách hàng, chúng tôi kiểm tra log để khoanh vùng vấn đề.)
🔹 バグの原因がどこにあるのか切り分けが難しい場合は、環境を変えて検証してみてください。
(Nếu khó xác định nguyên nhân lỗi nằm ở đâu, hãy thử thay đổi môi trường và kiểm tra lại.)
3️⃣ 差分(さぶん)- Phần chênh lệch, sự khác biệt
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi so sánh hai phiên bản dữ liệu, file hoặc code để tìm điểm khác biệt.
💬 Ví dụ
🔹 新旧バージョンのファイルを比較し、差分を抽出します。
(Chúng tôi sẽ so sánh phiên bản cũ và mới của file để tìm sự khác biệt.)
🔹 変更履歴を確認し、前回のリリースとの差分を分析してください。
(Hãy kiểm tra lịch sử thay đổi và phân tích sự khác biệt so với lần release trước.)
🔹 開発環境と本番環境の設定に差分がある可能性があるため、調査します。
(Có thể có sự khác biệt về cấu hình giữa môi trường dev và môi trường production, nên chúng tôi sẽ điều tra.)
🔹 このパッチを適用する前に、現在のコードとの差分を確認してください。
(Trước khi áp dụng bản patch này, hãy kiểm tra sự khác biệt với code hiện tại.)
4️⃣ 付与(ふよ)- Gán, cấp quyền, thêm giá trị
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi cấp quyền truy cập hoặc thêm giá trị vào dữ liệu.
💬 Ví dụ
🔹 ユーザーに管理者権限を付与しました。
(Đã cấp quyền admin cho user.)
🔹 APIの認証情報として、トークンを付与する必要があります。
(Cần cấp token làm thông tin xác thực API.)
🔹 新しい機能を利用するために、追加の設定を付与する必要があります。
(Để sử dụng tính năng mới, cần thêm cấu hình bổ sung.)
5️⃣ 横展開(よこてんかい)- Triển khai mở rộng, áp dụng rộng rãi
📌 Khi nào dùng?
Dùng khi một giải pháp hoặc cải tiến được áp dụng cho nhiều hệ thống, dự án khác nhau.
💬 Ví dụ
🔹 今回の成功事例を他のプロジェクトにも横展開したいと考えています。
(Chúng tôi muốn áp dụng case thành công này cho các dự án khác.)
🔹 社内で開発したツールを他のチームにも横展開できるように準備しています。
(Chúng tôi đang chuẩn bị để công cụ phát triển nội bộ có thể được mở rộng sang các team khác.)
🔹 横展開する前に、まずは小規模でテスト運用してみましょう。
(Trước khi triển khai rộng, hãy thử vận hành quy mô nhỏ trước.)
🔹 他社の事例を参考にしながら、最適な方法で横展開を進めましょう。
(Hãy tham khảo case của công ty khác để triển khai mở rộng một cách tối ưu.)