Dạo gần đây đang xôn xao bài viết "Mẹ cha cho bạc cho vàng cũng không bằng lấy được một chàng IT", "IT vua của mọi ngành - 1 tháng có khi 140 củ".
Mình không biết có đúng là 140 củ không chứ anh bạn IT nhà mình thì tháng 4 củ mà tóc bạc thì phơ phất trên đầu, râu ria rậm rạp rồi các bạn ạ. Ahihihihi
Mà thôi vào chủ đề chính. Mình thấy dạo gần đây rất nhiều bạn đang muốn đá sang lĩnh vực IT, nhưng lại không biết nên học cái gì, nên bắt đầu từ đâu. Vậy nên hôm nay mình sẽ review cuốn sách "Người trong muôn nghề - Ngành IT có gì?" của nhà Spiderum. Mọi người đón đọc nhá❣
1. Ai nên đọc cuốn sách này?
Cá nhân mình thấy cuốn này hợp với:
◆ Những bạn sắp sửa tốt nghiệp THPT, đang lăn tăn về việc nên chọn ngành nào và liệu ngành CNTT có phải là một lựa chọn sáng suốt hay không?
◆ Những bạn sinh viên ngành CNTT (có thể là năm 3, năm 4) đang lo lắng phân vân về định hướng việc làm của mình sau khi tốt nghiệp (Theo mình được biết ở trường đại học thì đa phần người ta chỉ dạy chung chung, nên cuốn sách này có thể là Kim chỉ nam cho các bạn trong việc lựa chọn công việc)
◆ Những bạn học trái ngành và đang có ý định đá sang ngành CNTT.
◆ Những bạn đang muốn trở thành headhunt bên ngành IT (đọc để nắm được bức tranh tổng quan về ngành)
2. Nội dung chính trong sách
🌻Part 1: Tổng quan ngành IT
🔶Trong phần này các bạn sẽ được tìm hiểu về lược sử phát triển ngành IT ở nước ta
🔶Cho bạn cái nhìn toàn cảnh về ngành: “Ngành IT có những lĩnh vực nào?”, “Học CNTT xong đi làm nghề gì?”, “Mức lương cho các vị trí công việc ra sao?”,...
🔶Giúp bạn có thêm insight về thị trường IT ở hiện tại và tương lai.
Đặc biệt, ở phần 1 này có ghi lại interview với bác Lê Hồng Minh - chủ tịch VNG, và bác đã để lại cho mình những câu nói cực kỳ ấn tượng như dưới đây:
🔥Với nhiều người, thử thách có thể tạo ra sự mệt mỏi. Nhưng với tôi và những người làm công việc liên quan đến công nghệ, thử thách là chất gây nghiện.
🔥Khi một tập thể gồm nhiều người cùng nhìn về một hướng, thứ cảm xúc và sức mạnh cộng hưởng ấy thật sự rất tuyệt vời.
🔥"Everything is a game. Don't take it serious". Khi bạn làm điều gì đó vì đam mê, mà không quá ám ảnh với áp lực phải thành công ngay lập tức, phải kiếm được nhiều tiền, rất có thể một điều gì đó khác thường, đặc biệt sẽ đến với bạn.
Ngoài ra, mình nghĩ một trong những điều khiến những bạn làm trong ngành IT lăn tăn nhất có lẽ là môi trường làm việc. Việc quyết định nên làm việc ở công ty nước ngoài, hay làm việc ở tập đoàn lớn, hay có nên Start-up hay không, hay đi làm Freenlance,... cũng được chia sẻ rất chân thực trong phần này.
🌻Part 2: Muôn nẻo đường đời
● Muôn nẻo đường đời hay muôn nẻo ngôn ngữ lập trình? (:P)
Một điều mọi người cần chuẩn bị trước kỹ trước khi bước vào ngành là "Nên đi theo hướng lập trình như thế nào?"
🔶Phát triển Front-end web: Javascript, HTML & CSS,...
🔶Phát triển Back-end web: Go lang, Scala, Python, Javascript, Ruby hoặc PHP,...
🔶Thiết kế cơ sở dữ liệu (Database): SQL, MongoDB,...
🔶Phát triển ứng dụng điện thoại (Mobile development): Swift (iOS), Kotlin(Android), Javascript (React native), hoặc Dart (flutter),...
Ps: Cả React native và Flutter đều là Cross-platform framework - tức là chỉ phát triển một codebase nhưng dùng được cho cả iOS và Android.
🔶Ứng dụng trên hệ điều hành Windows (Windows development): C#
🔶Ứng dụng trên hệ điều dành iOS (iOS development): Swift hoặc Objective -C
🔶Lập trình nhúng (Operating/Embedded systems development): C/C++
🔶Phát triển game (Game development): C++, Unity và C#
🔶Khoa học dữ liệu (Data science): Python, R
Tùy định hướng của mỗi người mà sẽ có mỗi lựa chọn khác nhau, hoặc các bạn có thể truy cập trang dưới đây để xem ngôn ngữ nào đang hót nhất để chọn nhé:
https://hired.com/2022-state-of-software-engineers/
● Trong phần này cũng đề cập đến những lỗi mà những người mới bắt đầu học lập trình hay va vấp phải:
・Học nhanh để nhanh chóng đi làm → lỗ hổng kiến thức nền
・Quá hấp tấp: cứ mỗi khi gặp lỗi hay gặp 1 blocker gì đó lại áp dụng thần chú "Google là thầy, Stackoverflow là bạn". Rồi bản thân chưa chịu tìm hiểu đã lo research rồi. Kỹ năng research là kỹ năng sống còn trong ngành lập trình, nhưng đôi khi chúng ta phải cố gắng tìm hiểu trước khi research. Nếu bí quá thì hãy áp dụng thần chú đôi khi sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
・Lười: rất nhiều người bảo muốn học IT nhưng suốt ngày chỉ ngồi xem video tutorials mà không chịu thực hành. Nhưng thực tế là để code giỏi hơn và tốt hơn thì bạn cần kết hợp giữa lý thuyết và thực thành, như Khổng Tử từng nói "I hear and I forget. I see and I remember. I do and I understand". (Tôi nghe rồi tôi cũng quên béng, tôi xem và tôi nhớ, nhưng tôi làm và tôi hiểu được)
● Bên cạnh các vị trí liên quan phát triển web, lập trình mobile, lập trình nhúng,.... thì ngành IT còn có những vị trí khác - rất thích hợp cho những bóng hồng nào muốn rẽ sang IT nhưng ngại học sâu về code.
Mình sẽ đi hơi sâu về phần này, vì mình biết hẳn có rất nhiều bạn cũng đang muốn tìm hiều về "nếu không làm lập trình viên thì nên làm ở những vị trí nào?"
❖ Product owner:
Người đảm nhận vị trí này sẽ có vai trò tối đa hóa giá trị của sản phẩm. Nhiệm vụ chính của PO là xác định hướng đi cho sản phẩm, lên danh sách các việc cần làm (product backlog), liên tục xem xét mức độ ưu tiên các việc cần làm, theo sát quá trình triển khai giải pháp đồng thời dự đoán nhu cầu khách hàng.
❖ Business Analyst:
Người làm BA sẽ tập trung thu thập yêu cầu của khách hàng, có thể gợi ý, lên yêu cầu hay đề xuất các giải pháp mà họ nghĩ khách hàng cần. Sau đó họ sẽ tổng hợp các thông tin thành tài liệu chi tiết và chuyển giao cho team phát triển, gồm Project Manager (PM), Engineering (kỹ thuật) hay QC (quality control - kiểm soát chất lượng).
⇒Như vậy, BA tập trung vào yêu cầu của khách hàng, còn PO tập trung vào hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.
❖ Product Manager:
Người quản lý toàn bộ sản phẩm của công ty. Product manager là người có góc nhìn thấu đáo nhất trong công ty: vừa nhìn rộng cả thị trường vừa lại hiểu biết sâu về một góc của thị trường đó, nắm rõ tình hình nội bộ đồng thời biết được nhu cầu của khách hàng.
❖ BRSE:
・BRSE là viết tắt của Bridge System Engineer, tức là "Kỹ sư cầu nối". Bản thân chữ BRSE đã có SE - là kỹ sư hệ thống, vậy nên nhiều người hỏi "Không biết code có làm BRSE được không?".
・Về mặt câu từ đã gồm kỹ sư hệ thống thì hẳn người đó phải biết code rồi. Tuy nhiên, do nhu cầu BRSE hiện tại quá lớn nên các công ty tuyển dụng BRSE dưới dạng "senior comtor" hoặc BA qua mà không yêu cầu biết code.
・BRSE là người làm việc giữa khách hàng và team phát triển ở Việt Nam (hay còn gọi là team Offshore) giúp cho công việc 2 bên được tiến triển thuận lợi, thông suốt. Có 3 yếu tố đặc biệt quan trọng đối với 1 BRSE là "kỹ năng lập trình", "kỹ năng ngoại ngữ" và "Kỹ năng mềm". Thôi thì sâu xa hơn mình sẽ đăng trong một bài viết khác nhé.
❖ Comtor:
・Comtor là viết tắt của từ "Communicator", tức là người truyền đạt, là cầu nối/brige về thông tin giúp mọi trao đổi giữa đội dự án và khách hàng trở nên thông suốt, là cầu nối về văn hóa cũng như mọi tâm tư tình cảm của cả hai phía.
・Hôm bữa mình có đọc được bài viết là "Comtor phải biết code, tiếng Nhật N1 - 150 điểm trở lên, tiếng anh toeic 800, kinh nghiệm 3 năm.." ⇒mình khẳng định là cái bạn comment chẳng biết cái vẹo gì về Comtor, và đang làm thái quá lên cho cái vị trí comtor này. Thật ra comtor không yêu cầu kinh khủng đến thế nhé các bạn.
❖ Tester:
・Tester là những bạn kiểm thử phần mềm. Là người kiểm tra hệ thống có hoạt động ổn định, đúng với yêu cầu của khách hay không. Họ sẽ là người bới lông tìm vết, tìm kiếm các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm.
・Tester có thể là những người tốt nghiệp ngành CNTT nhưng không muốn đi theo hướng lập trình, hoặc nếu học trái ngành các bạn cũng có thể tìm kiếm các khóa học ở các trung tâm dạy về tester rồi sau đó xin vào công ty làm vị trí Fresher cũng được.
・Một chú ý nhỏ là nếu đi theo con đường tester thì các bạn cố gắng lấy chứng chỉ ISTQB nhé.
ĐÚC KẾT LẠI, qua phần này các bạn sẽ thấy rằng ngành CNTT không phải chỉ dành cho các anh mắt cận suốt ngày dán mắt vào màn hình ngồi gõ code và còn có rất rất nhiều các vị trí mà không cần học lập trình chúng ta vẫn có thể làm được. Tuy nhiên, mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng khác nhau nên vẫn cứ như binh pháp tôn tử là "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng".
Vậy nên lựa chọn cái gì, nên đi theo hướng nào chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng để có cho mình con đường riêng nhé.
🌻Part 3: Hành trang vào ngành
Chốt lại ☞ Quan trọng nhất là hiểu biết về bản thân: biết mình thích thú với công việc gì và đạt năng lực cao nhất với công việc gì
☞ Tìm hiểu thị trường thông qua những báo cáo và những người đi trước
☞ Đặt mục tiêu và lên kế hoạch cho mục tiêu học tập sắp tới
Dưới đây là các trang Web tự học lập trình (do mình tổng hợp). Hy vọng nó sẽ giúp ích cho những bạn nào đang muốn tự mày mò học lập trình:
❣https://www.w3schools.com/
❣https://fullstack.edu.vn/ (highly recommended)
❣https://www.codecademy.com/
❣https://www.freecodecamp.org/