いい意味での競争と、悪い意味での競争がある
君子は争うところなし。
▶賢い人は、人とむやみに争わない。
人と争っても、何もいいことはありません。お互いの悪口を言い合ったり、お互いの仕事のじゃまをしたりして、相手を負かそうとするのですが、結局は双方とも疲れ切って共倒れするのが、人と人との争い事の結末ではないでしょうか。
ただ面白いことに、孔子はこの「君子は争うところなし」に続けて、このようにも言うのです。
「必ずや射か。揖譲してしかりて升ぼり下り、而して飲ましむ。その争いや君子」
この言葉で、人との「争い事」について、「争い事は無益なことだけれども、例外もある」と教えます。
それは「射」、つまり「弓道」です。これは、まあ、一種のゲームです。二人の人間が、的に向って弓を射る。どれだけ正確に的を射ることができるかを争います。
日本の柔道や剣道も、非常に礼儀が重んじられるスポーツですが、古代中国の「弓道」もそうであったようです。試合はお互いに会釈することから始まり、負けた者は勝者に酒をご馳走するという風習もあったようです。「而して飲ましむ」とは、「お酒」のことです。
「礼に始まり、礼に終わる」と言いますが、そのようなルールに則った、正々堂々とした「争い事」は決して悪いことではない、と孔子は言っています。
たしかに、私たちの仕事も、ライバルを持ち、そのライバルと切磋琢磨して、お互いに向上していくような「争い事」であれば、決して否定されるものではないでしょう。
それは生産的な「争い事」であるからです。
そうならば、いい「争い事」と悪い「争い事」の分岐点になるものは、何か?
私は、ここで言う「礼儀」があるかないかというではないかと思います。
裏に回って、こそこそと陰口を言うこと。意地悪をして、仕事のじゃまをすること…このような「礼儀」のない行為をすると「共倒れ」に終わってしまうのです。お互いの目を見つめ合いながら、自分の信じるところを言い合う。また相手の信念を尊重する。これが「礼儀」であり、生産的な、いい「争い事」なのではないでしょうか。
 
"Tranh luận theo nghĩa tốt và Tranh luận theo nghĩa xấu"
Người quân tử Không Tranh chấp.
▼Người thông minh sẽ không phí tâm sức tranh cãi với người khác.
(Theo luận ngữ của Khổng Tử có câu: "Người quân tử hiểu rằng Tranh cãi với người không cùng cảnh giới chỉ là Phí công vô ích")
Tranh cãi với người khác cũng chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cả. Cứ nói xấu qua lại, làm cản trở công việc của nhau và cố gắng đánh bại đối phương rồi cuối cùng đôi bên đều kiệt sức và gục ngã, chẳng phải đây là kết cuộc của việc tranh cãi hay sao?
Có một điều thú vị là, Khổng Tử đã tiếp thêm cho câu nói "Quân tử không tranh luận" và nói như thế này.
"Quân tử không tranh luận. Việc tranh luận chẳng khác gì bắn tên trúng đúng hồng tâm. Cùng nhau chào rồi kẻ đứng lên người ngồi xuống, khi kết thúc việc bắn cung thì cùng nhau ngồi cạn chén rượu. Đây chính là tranh luận của người quân tử." (Câu này được dịch theo câu phân tích)
Qua câu nói của Khổng Tử đã răn dạy chúng ta về "tranh luận" giữa con người với nhau, "tranh luận chỉ là việc phí công vô ích, không có ngoại lệ".
Đó chính là "Xạ", tức là "bắn cung". Đây là một thể loại game. Hai con người sẽ hướng mắt về tâm và bắn cung. Rồi tranh nhau xem ai có thể bắn trúng mục tiêu chính xác đến mức nào.
Judo và kiếm đạo của Nhật Bản cũng là môn thể thao cực kỳ xem trọng lễ nghi, nhưng dường như nó cũng rất đúng với "bắn cung" của Trung quốc thời cổ đại. Trận đấu bắt đầu bằng việc cúi đầu chào, và dường như cũng có một phong tục gọi là người thua sẽ đãi rượu cho người thắng cuộc. "Sau đó bắt phải uống" chính là "rượu".
Khổng Tử nói rằng "Bắt đầu là cúi chào, kết thúc cũng là cúi chào", việc "tranh luận" một cách đường đường chính chính tuân theo quy tắc này há chẳng phải là việc xấu xa gì.
Quả thực là, trong công việc của chúng ta, hễ có đối thủ cạnh tranh, nếu có "tranh luận" như kiểu cùng nhau tranh luận, cùng thi đấu cùng học tập cùng tiến bộ, cùng nhau phấn đấu thì hà tất phản đối làm gì.
Vì đây là "tranh luận" mang tính năng suất.
Nếu như vậy thì, điểm phân nhánh giữa tranh luận tốt và tranh luận xấu là gì?
Tôi cho rằng đó chính là liệu có hay không "lễ nghi" trong các cuộc tranh luận.
Cứ mãi đứng trong bóng tối rồi vụng trộm nói bóng nói gió người này người nọ. Xấu tính, rồi hay làm cản trở công việc ... hễ có những hành vi không có tính "lễ nghi" giống như thế này, kết cục chỉ khiến đôi bên cùng ngã gục mà thôi. Cùng hướng mắt về nhau, cùng chia sẻ những điều mà bản thân tin tưởng. Hơn nữa, cần tôn trọng đức tin của đối phương. Đây chẳng phải là "lễ nghi, là "tranh luận" tốt mang tính năng suất hay sao.
 
❄NOTE:
Phân tích:
「必ずや射か。揖譲してしかりて升ぼり下り、而して飲ましむ。その争いや君子」
⇒Trực dịch là: 君子は争わない。争うのは、ただ礼射ぐらいであろうか。お互いに会釈して上り下り、射が終わると、お互いに酒を飲み交わす。それこそ君子の争いというものだ。
---------///---
Theo Khổng Tử "Người tốt không tranh biện, người tranh biện không tốt. Người biết không học rộng, người học rộng không biết."
Hàm ý là: Người thông minh không nhất định là kẻ học rộng. Người học rộng lại cũng không nhất định là người thông thái trí huệ. Bởi thứ quyết định trí tuệ của một người không phải ở tri thức tích lũy nhiều bao nhiêu mà là ở tâm thái cảnh giới tư tưởng cao bao nhiêu. Kẻ thông minh dùng khoa ngôn xảo ngữ để hùng biện. Bậc trí giả, ngược lại, đã tu dưỡng đến độ hiểu rằng, nói là một loại năng lực, còn im lặng là một loại trí huệ. Vậy há chẳng phải sống trên đời, không cần tranh cãi với kẻ tiểu nhân hay sao?
Điều ngu muội của kẻ tiểu nhân chính là cả đời mệt mỏi vì danh lợi, lại yêu thích việc tranh luận cao thấp với người khác để chứng tỏ mình. Còn cái đạo của người quân tử là chú trọng tu dưỡng tâm tính bên trong - làm mà không tranh.
Trong cuộc sống có đủ các dạng người, đối với người hiểu bạn thì căn bản không cần phải giải thích quá nhiều. Riêng đối với những người không hiểu bạn, hay cố ý công kích thì cho dù bạn có giải thích như thế nào đi nữa cũng chỉ là phí công vô ích.
Nếu như gặp một người không có giáo dưỡng mà lại thích tranh giành hơn thua thì phải làm sao hóa giải? Chỉ có “NHẪN” là cách tốt nhất để hóa giải. Những bậc hiền triết xưa nay đều dùng “nhẫn và lui” mà chuyển "mê thành ngộ", chuyển "khổ thành vui".
"Không tranh là từ bi, không cãi là trí tuệ,
Không nghe là thanh tịnh, không thấy là tự tại,
Tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông."