Bài viết được dịch từ link dưới đây dưới góc nhìn của anh dev "code toàn bug"
https://medium.com/write-a-catalyst/how-i-study-consistently-with-a-full-time-job-fc3362793def
Hai năm trước, tôi là một thằng dev sống bủa vây bởi những "bug", nên sáng nào cũng ngủ nướng trễ giờ làm.
Mỗi buổi sáng đều như một vòng lặp:
Mở máy làm việc → Viết vài dòng code chán ngắt → Canh đồng hồ đến 4:59 đứng dậy, 5:00 phi ra khỏi công ty
Buổi tối, tôi sống đúng nghĩa là “hardcore gamer.”
Rồi sáng hôm sau, vòng lặp lại khởi động.
Giờ đây, tôi vẫn là gamer chính hiệu, nhưng có thêm “patch mới”: dậy sớm mỗi ngày, học hoặc viết vài thứ trước khi bắt đầu vòng lặp 9–5.
Hành vi của tôi thay đổi -> mở khoá một công việc mới với mức lương tăng 40% -> chuyển vào một căn hộ riêng mà không cần phải share với mấy "bug roommate". Cuộc sống không hề "easier" nhưng lại "busier", kiểu "bận rộn mà hạnh phúc".
Và giờ, tôi muốn dùng game để làm analogies về cách duy trì học tập, bởi nghĩ vậy khiến việc học giống như một hành trình thú vị trong thế giới ảo.
Hy vọng bạn sẽ tìm thấy bài viết này hữu ích.
1. Chọn mục tiêu (Selecting a Goal)
Trong game, lúc nào cũng có một main quest và nhiều side quests.
Làm side quest giúp tăng level, mở khoá kỹ năng, tạo cảm giác "pro hơn" và dễ dàng phá đảo main quest.
- Main quest = mục tiêu chính.
- Side quest = các milestone nhỏ, mỗi lần hoàn thành đều “pop up” skill mới và dopamine tuôn trào.
Năm ngoái, mục tiêu của tôi là trở thành Cloud Engineer. Để đạt được điều đó, tôi phải học skill mới, build project như một Cloud Engineer thực thụ. Các subgoal của tôi bao gồm: học lập trình, APIs, databases… Mỗi lần học và áp dụng được một thứ mới, tôi coi như “level up.”
Còn mục tiêu của bạn là gì?
2. Bị "triggered"
Khi fail nhiệm vụ trong game, cảm giác "triggered" làm ta muốn đập bàn phím. Nhưng đồng thời, nó cũng làm ta muốn thử lại.
Nhà tôi khi đó có 5 "bug" (roommate), đủ để trigger tôi mỗi ngày.
-
Muốn nấu ăn? -> Bếp chật ních người.
-
Muốn chill ở phòng khách với "date"? -> Có khi bị queue.
Mỗi lần bị "đè", tôi lại nhớ: phải học, phải kiếm nhiều tiền hơn để thoát ra khỏi cái "environment" đó.
3. Escape khỏi "noise"
Trước khi upgrade thói quen, tôi vừa chuyển đến một nơi ở mới, không quen biết ai. Điều này giúp tôi có "focus mode" hoàn hảo: không bạn bè -> không distraction -> tập trung max level vào mục tiêu.
Nhờ vậy, tôi từ gamer thức khuya -> ngủ sớm, sáng dậy học và đi gym trước khi bắt đầu code.
4. Thay đổi góc nhìn
Làm full-time mà học thêm là một bài toán "hard mode."
Ta dễ rơi vào loop:
-
Tan làm -> nằm sofa -> mở app (tiktok) -> kéo feed (lướt hết video này đến video khác) -> lạc lối (lướt tiktok bất tận không lối thoát)
-
Nghĩ: "Học làm gì, mình xứng đáng được nghỉ ngơi mà!"
Nhưng sự thật là chẳng có mẹo tự giúp bản thân nào “fix bug” này cho bạn đâu. Đây là lúc bạn phải tự “commit” quyết tâm ngồi xuống và học.
Để tạo thói quen học, tôi dùng app time-blocking.
-
6h: Dậy.
-
6h15: Tắm.
-
6h20: Đánh răng.
-
7h: Học 45 phút.
Hiện tại, tôi còn dùng web Corodomo để tracking goal viết lách online.
5. Đo lường "progress"
Việc tracking tiến độ như thấy được “skill tree” trong game.
Có những ngày tôi cảm giác:
-
Bộ não như RAM bị đầy, học gì quên đó.
-
Progress = NULL.
Nhưng nhờ tracking, tôi nhìn lại và nhận ra bản thân đã tiến bộ qua từng bước. Tôi dùng Corodomo để note lại từng skill học được, so sánh với các mục requirement trong JD, đến khi đạt được full skillset cần thiết để trở thành Cloud Engineer.
Chốt lại,
Học hành cũng như chơi game vậy, gamification giúp tôi bám sát mục tiêu dù bận rộn.
Dev mode on: Tìm kiếm mục tiêu của bạn giống như debug một đoạn code: khó, nhưng không phải bất khả thi. Một khi tìm ra, hãy thiết lập những thói quen để từng bước chinh phục nó.
Bạn sẵn sàng để “play your main quest” chưa?