Mình nhận được rất nhiều câu hỏi, đại loại như “học tiếng nhật thì nên bắt đầu từ đâu?” “giáo trình học tiếng nhật từ đầu” “không cần học ngữ pháp thì khi giao tiếp với người nhật họ có hiểu không?”, bla bla,… Và bài viết hôm nay sẽ trả lời các thắc mắc đó. Bài viết có thể còn thiếu sót nhiều nhưng mình vẫn hy vọng nó sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đến các bạn.
I/ Các bảng chữ cái trong tiếng nhật:
Tiếng Nhật sử dụng ba bảng chữ cái chính: Hiragana, Katakana và Kanji.
1. Bảng chữ cái Hiragana: Đây là bảng chữ cái cơ bản trong tiếng Nhật và được sử dụng để viết các từ tiếng Nhật không có bản chất Trung Hoa, cũng như các hậu tố, động từ, tính từ và các liên từ. Bảng chữ cái Hiragana gồm 46 ký tự và được viết từ trái sang phải.
2. Bảng chữ cái Katakana: Tương tự như Hiragana, Katakana cũng gồm 46 ký tự và được sử dụng để viết các từ tiếng nước ngoài, tên riêng và các từ mượn từ các ngôn ngữ khác (ví dụ như tiếng anh).
3. Bảng chữ cái Kanji: Kanji là hệ thống chữ viết phức tạp nhất trong tiếng Nhật. Kanji được mượn từ chữ Hán và được sử dụng để biểu thị các ý nghĩa khác nhau. Kanji có thể được đọc bằng nhiều cách khác nhau và có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào cách sử dụng.
(*) 2136 chữ kanji được chấp nhận sử dụng chính thức trong ngành xuất bản, và 1945 chữ kanji là tổng số chữ mà Bộ giáo dục Nhật Bản yêu cầu đưa vào giảng dạy trong trường học. Nhưng đối với chúng ta – những người không quen sử dụng chữ tượng hình như là ngôn ngữ chính thức thì 1945 chữ kanji vẫn là một con số khá lớn.
Việc học Hiragana và Katakana là một bước quan trọng trong việc học tiếng Nhật, bởi vì nếu bạn không thể đọc và viết các ký tự này, bạn sẽ không thể đọc hoặc viết các từ tiếng Nhật cơ bản. Việc học Kanji là một quá trình dài và phức tạp hơn, và nó đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực liên tục. Tuy nhiên, việc học Kanji sẽ giúp bạn có thể đọc được nhiều tài liệu bằng tiếng Nhật và giao tiếp hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày.
4. Luyện phát âm bảng chữ cái tiếng nhật
PHÁT ÂM 50 CHỮ CÁI TIẾNG NHẬT CHUẨN KHẨU HÌNH MIỆNG BẢN XỨ
https://www.youtube.com/watch?v=YIfsD7Q8Odg&ab_channel=JAPANJIN
Tổng kết
Nhiều bảng chữ cái như vậy thì nên học bảng nào trước?
Chúng ta sẽ học theo thứ tự từ bảng Hiragana → Katakana → Kanji.
Học bảng Hiragana để biết cách phát âm tiếng nhật và để học các từ vựng cơ bản. Sau khi thuộc nằmg lòng 2 bản Hiragana và Katakana chúng ta sẽ học tới bảng Kanji.
Bảng chữ hán Kanji sẽ được chia thành nhiều cấp độ từ N5 → N1. Tương ứng với mỗi cấp độ sẽ có các chữ hán khác nhau. Vì trong văn viết, văn bản hay báo chí, sách,… của Nhật đều đa số viết bằng chữ Kanji, nên nếu không học chữ Kanji bạn sẽ không đọc được những loại tài liệu đó.
II/ Học từ vựng sơ cấp
Thường ở cấp sơ cấp (N5-N4) chúng ta sẽ sử dụng một giáo trình chung là “Minna No Nihongo”. Giáo trình này được chia làm 2 phần, phần 1 từ Bài 1 → Bài 25, Phần 2 từ Bài 26 → Bài 50.
Giáo trình này cũng chia ra các phần khác nhau gồm : từ vựng, ngữ pháp, luyện đọc, hội thoại, luyện nghe, bài tập, hán tự. Các bạn có thể lên Tiki mua giáo trình này về học, hoặc học qua khoá học free trong link dưới đây.
Mình suggest là các bạn nên mua giáo trình về, sau đó bật link này học và cố gắng phát âm theo. Việc phát âm rất quan trọng nên nếu không luyện tập từ đầu thì sau này phát âm càng khó nghe và phát âm sai, dẫn đến việc người Nhật nghe không hiểu.
Vậy nên hãy cố gắng luyện nghe thật kỹ và thật nhiều men theo từng bài trong giáo trình Minna no nihongo nhé. Đừng quên shadowing và tự nói lại các đoạn hội thoại, đây là cách để nâng trình nghe và nói nhé các bạn.
https://www.vnjpclub.com/minna-no-nihongo-1998/bai-1.html
III/ Ngữ pháp
Là một người học 3 ngoại ngữ (tiếng nhật, tiếng anh, tiếng trung), mình đặc biệt nhấn mạnh là ngữ pháp tiếng nhật khó, cực kỳ khó. Nếu tiếng anh và tiếng trung, bạn có thể học từ vựng sau đó ghép nối các từ lại với nhau thành câu, và người nghe vẫn hiểu bạn đang nói gì, đang đề cập đến vấn đề gì. Nhưng tiếng nhật lại không như thế.
Để giải thích cho lý do này, mình sẽ đưa ra ví dụ như sau:
Câu gốc tiếng việt: Tôi đi học.
English:
I go to school
S V O
Chinese:
我 去 上学
S V O
Nhìn từ 2 ví dụ trên, bạn sẽ thấy cả tiếng anh và tiếng trung đều tuân theo cấu trúc “S+V+O” giống tiếng việt. Chúng ta hãy thử xem ngữ pháp tiếng nhật thì sao nhé.
私 は 学校 に 行きます。
S trợ từ O trợ từ V
- "私は" (watashi wa) - "watashi" nghĩa là "tôi" và "wa" là một trợ từ chỉ ngữ pháp, được sử dụng để làm nổi bật chủ ngữ "tôi" trong câu.
- "に" (ni) - "ni" là một trợ từ chỉ hướng, được sử dụng để biểu thị địa điểm mà hành động diễn ra. Trong câu này, "ni" được sử dụng để biểu thị "đi đến trường học".
- "行きます" (ikimasu) - "ikimasu" là động từ "đi" ở dạng kính ngữ (polite form) và thể hiện hành động của người nói đang trên đường đi đến trường học.
Okay đọc tới đây hẳn các bạn đã phần nào hình dung được độ khó trong ngữ pháp tiếng nhật rồi phải không? Các bạn chỉ cần ghi nhớ hộ mình là “động từ trong câu tiếng nhật sẽ được đặt ở cuối câu, nên khi dịch, chúng ta sẽ dịch từ cuối câu dịch lên nhé.
Ngoài ra, dưới đây là bộ giáo trình giải thích ngữ pháp rất chi tiết và dễ hiểu, được biên soạn bởi FPT, các bạn có thể download tài liệu ngữ trong link dưới nhé.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn đang muốn bắt đầu học tiếng nhật. Nếu có thắc mắc gì nhớ để lại comment, mình sẽ trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình nhé.