⏳ “Bao lâu thì mình biết một công việc có hợp với mình không?”
Dạo này mình có đang thực hiện một loạt bài nhỏ gọi là niblet series – mỗi tuần một mẩu suy ngẫm ngắn, không quá 1000 chữ, như một cách để gỡ “cục tắc nghẽn” trong việc viết lách của chính mình. Mình đặt mục tiêu mỗi tuần một bài, trừ những tuần đi công tác, mà khổ cái là… mình đã đi 6/7 tuần gần đây rồi 😅
Thành ra không viết đều được, nhưng mình cũng không cảm thấy tội lỗi gì cả.
Vì thật ra, viết để chữa lành, để hiểu mình, để giải tỏa – thì đâu cần phải quá hoàn hảo đâu ha.
👉 Progress, not perfection – Tiến bộ, chứ không cần hoàn hảo.
⏳ “Bao lâu thì mình biết một công việc có hợp với mình không?”
Câu hỏi này đến từ một người bạn mình trò chuyện gần đây:
“Mình mới nhận một vai trò quản lý cấp cao ở công ty này được 6 tháng. Lúc ứng tuyển, mình cực kỳ quan tâm đến chuyện hợp giá trị – từ sứ mệnh công ty đến tư tưởng lãnh đạo. Tất cả mọi người nói những điều rất đúng… nhưng mình cứ cảm thấy không khớp.
Mình có nên cho nó thêm thời gian không nhỉ?”
Câu trả lời của mình là:
👉 Không cần cho thêm thời gian nào nữa cả. Zero.
→ You should give it 0 time.
Bạn đã biết từ lâu rồi, chỉ là bạn đang tự hy vọng nó sẽ đổi khác thôi.
→ You’ve known for a long time. It’s not gonna change.
Dĩ nhiên, không ai nói là bạn phải nghỉ việc ngay ngày mai. Chúng ta đều cần tiền để sống.
Nhưng từ giờ, hãy chuyển hướng suy nghĩ từ “có nên đợi thêm không?” sang “mình nên rút ra như thế nào thì tốt nhất?”
⚡️ Cảm giác ban đầu luôn nói lên rất nhiều điều
Tính từ lúc đi làm đến giờ, mình đã làm ở 6 công ty. Và ở mỗi công việc, mình đều cảm nhận được trong tuần đầu tiên là nó có hợp với mình không.
Đừng hiểu nhầm nha – tuần đầu nào cũng áp lực, căng thẳng, tự nghi ngờ bản thân.
→ The first week at every job is a hot mess of anxiety and second-guessing.
Nhưng ở những công việc tốt, cảm giác đó sẽ là kiểu:
“Trời ơi sao ở đây ai cũng giỏi vậy ta? Mình có theo kịp được không đây?”
→ Omg, these people are so cool and competent, I hope I can measure up!
Còn ở những nơi không ổn thì mình lại có cảm giác:
“Chết rồi, nếu cái chuyện này mà ngày nào cũng xảy ra thì tiêu mất…”
→ Oh god, I hope this is a one-off…
Có lần, ngay ngày đầu tiên mình vào, cả team gặp sự cố. Mình chưa làm được gì vì còn đang tạo account, vậy mà chẳng ai bảo mình được về. Mình cảm giác là mình phải stay late để thể hiện cam kết, dù không giúp được gì cả.
Có lần khác, họ đưa mình đọc tài liệu 50 trang Word về việc đồng bộ database. Mình cười nhẹ kiểu “hề hề tech cũ ghê”, nhưng không ai khác cười theo. Và đúng như linh cảm, cả hệ thống ở đó đúng là lỗi thời thật, mà ai cũng quen với việc… kệ nó vậy.
🤝 Theo thời gian, mình học được cách tin vào 直感 (trực giác)
Làm lâu rồi, mình mới nhận ra:
👉 Ấn tượng ban đầu rất chính xác.
Và thà tin vào trực giác sớm, còn hơn để bản thân cạn kiệt năng lượng trong một môi trường sai.
“I learned how to sniff out particular environments that don’t work for me.”
→ Mình học được cách ngửi ra đâu là môi trường không hợp, để không mắc sai lầm lần nữa.
🎯 “Sự đồng điệu” – Alignment – là cốt lõi khi làm quản lý
Kỹ sư (engineer) có thể giao task, làm việc, hoàn thành đúng deadline mà không cần quan tâm quá nhiều đến triết lý lãnh đạo.
→ An IC can wall themselves off emotionally and still do the work.
Nhưng quản lý thì khác.
👉 Bạn là người đại diện cho công ty trước team của mình.
Nếu bạn phải thường xuyên bào chữa cho những điều đi ngược với giá trị sống của mình, thì chính bạn sẽ bị tổn thương.
→ It does you harm.
🔍 Học gì từ trải nghiệm không hợp này?
Mình có hỏi bạn mình: “Lúc phỏng vấn, có gì là dấu hiệu cảnh báo không?”
Bạn ấy trả lời:
“Có lẽ là việc cả ban lãnh đạo đều được đề bạt từ nội bộ. Một vài người thì tốt, nhưng nếu TẤT CẢ đều vậy thì có vẻ như… tư duy ở đây sẽ rất đồng nhất.
Còn mình thì nghĩ khác.”
Nghe mà mình phải gật gù.
👉 “Everyone else thinks the same. And I think differently.”
→ Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng khi không ai nghĩ khác, thì công ty dễ rơi vào tình trạng “kín cổng cao tường”, khó tiếp thu góc nhìn mới.
🥓 “Gà góp trứng – Heo góp thịt ba chỉ”
Nghe ví dụ vui này bao giờ chưa?
Con gà góp quả trứng cho bữa sáng.
Con heo thì góp luôn... thịt ba chỉ.→ The chicken contributes an egg. The pig contributes bacon.
⇒ “The chicken is involved. But the pig is committed.”
Kỹ sư thì góp công sức.
Quản lý thì phải góp cả con người mình – cảm xúc, trái tim, lòng tin.
Vậy nên, trước khi trao mình cho một tổ chức nào đó, hãy tự hỏi:
👉 “Mình sẽ dành ‘thịt ba chỉ’ quý giá của đời mình cho ai?”
💡 Đúc kết lại
-
Trực giác ban đầu thường rất đúng.
-
Không cần đợi đủ 1 năm mới quyết định.
-
Làm quản lý thì “alignment” không phải là lựa chọn – nó là công việc.
-
Mỗi trải nghiệm sai sẽ dạy bạn phát hiện ra những dấu hiệu mà trước đây bạn từng bỏ qua.
Cảm ơn bạn đã đọc tới đây.
Nếu bạn đang ở trong một công việc khiến bạn thấy "lấn cấn", thì có lẽ trái tim bạn đã biết câu trả lời.
👉 Hãy tin vào直感 – trực giác.
Vì bạn xứng đáng được làm việc ở nơi mà tâm hồn được thở phào mỗi ngày.
Hị hị 💛
🔗 Link bài viết gốc
https://charity.wtf/2025/06/08/on-how-long-it-takes-to-know-if-a-job-is-right-for-you-or-not/